Câu hỏi thường gặp

1. Hiện tượng sơn bị ố vàng là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố vàng?

Hiện tượng:
– Là hiện tượng màng sơn nhà bị ố vàng , đặc biệt  dễ nhận ra đối với màng sơn khô của sơn trắng hoặc dầu bóng.

Nguyện nhân:
– Sử dụng sơn trong môi trường nhiệt độ cao.
– Sơn hoặc dầu bóng bị oxi hóa theo thời gian.
– Sử dụng sơn trong môi trường  không có ánh sáng.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa:
– Sử dụng những loại sơn chuyên dụng trong môi trường nhiệt độ cao.
– Sử dụng sơn thích hợp cho từng khu vực thi công.

2. Hiện tượng màng sơn bị rạn nứt là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng màng sơn bị rạn nứt

Hiện tượng:
– Là hiện tượng màng sơn khô bị nứt ra. Trước tiên, màng sơn xuất hiện những vết nứt nhỏ, sau đó, sơn bị bong tróc
khỏi bề mặt.

Nguyên nhân: thường có hai nguyên nhân chính:

 Màng sơn bị nứt do tường bên trong bị nứt.
– Sửa chữa các vết nứt trên bề mặt tường, đảm bảo bề mặt tường đủ điều kiện thi công.
– Sử dụng bột trét đặc biệt để xử lý cho bề mặt bị nứt.
– Sử dụng loại sơn thích hợp cho bề mặt tường bị nứt.

 Màng sơn bị nứt do sơn gây ra:
–  Thi công sơn quá mỏng hoặc quá dày.
– Xử lý và làm sạch bề mặt không tốt.
– Sử dụng sơn chất lượng kém.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa:
Thi công đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu.
– Sử dụng sơn chất lượng tốt.
– Loại bỏ màng sơn bị nứt, bong tróc, xả nhám loại bỏ toàn bộ màng sơn cũ.
– Làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công.
– Sử dụng 1 lớp sơn lót thích hợp. Sau đó sơn lại bằng 2 lớp sơn phủ chất lượng cao

 3. Hiện tượng màng sơn bị nhăn là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng màng sơn bị nhăn

Hiện tương : 
– Là hiện tượng màng sơn bị xù xì, gồ ghề, nhăn sau khi thi công và sơn hình thành màng phim khô.
Nguyện nhân :
– Thi công màng sơn quá dày.
– Thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt.
– Thi công trên bề mặt có nhiều bụi bẩn, tạp chất như : bụi, sáp, dầu, …
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa: 
– Thi công đúng phương pháp, đảm bảo màng sơn có độ dày đạt yêu cầu.
– Thi công đúng thệ thống, đảm bảo thi công trong điều kiện đảm bảo cho thi công (nhiệt độ, độ ẩm, …)
– Làm sạch bề mặt đảm bảo đạt yêu cho thi công.
– Cạo sạch lớp sơn bị nhăn, xù xì,xả nhám và làm sạch bề mặt  đạt yêu cầu thi công. Sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng.

4. Hiện tượng màng sơn bị chảy sệ là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng màng sơn bị chảy sệ?


Hiện tượng:
– Hiện tượng màng sơn bị chảy xuống thành dòng ngay sau khi thi công.
Nguyên nhân:
– Sử dụng sơn quá loãng.
– Bề mặt cần sơn quá nhẵn, sơn không thể bám vào.
– Sử dụng sơn có chất lượng kém.
– Thi công màng phim quá dày.
– Phun sơn quá gần bề mặt cần thi công.
Biện pháp khắc phục:
– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Nếu bề mặt cần sơn quá nhẵn, phải xả nhám bề mặt đạt yêu cầu trước khi thi công sơn.
– Sử dụng sơn có chất lượng tốt.
– Thi công đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu thi công.
– Nếu sơn vẫn còn ướt, loại bỏ lớp sơn ướt, làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất
lượng tốt.
– Nếu màng sơn đã khô, phải xả nhám và làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó thi công lại bằng sơn có chất lượng tốt.

5. Hiện tượng văng sơn là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng văng sơn?

Hiện tượng :
– Là hiện tượng có nhiều giọt sơn nhỏ văng bắn hay rơi xuống trong quá trình thi công.
Nguyên nhân:
– Dùng sơn có chất lượng thấp.
– Dùng con lăn có chất lượng thấp, hay không đúng mục đích.
Biện pháp khắc phục:
– Dùng sơn có chất lượng cao, có khả năng chống văng bắn.
– Sử dụng cọ hoặc con lăn có chất lượng tốt, thích hợp cho từng loại sơn.

6. Hiện tượng có độ che phủ thấp


Hiện tượng:
– Hiện màng sơn khô không che phủ được bề mặt nền sau khi thi công.
Nguyên nhân gây ra:
– Dùng sơn có chất lượng kém
– Dùng dụng cụ thi công không đúng, hoặc có chất lượng kém.
– Tông màu của sơn phủ nhạt hơn màu của bề mặt cần sơn hoặc sử dụng những màu hữu cơ có độ che phủ thấp.
– Pha quá nhiều dung môi, bề dày màng sơn qua mỏng.
Biện pháp xử lý:
– Nếu bề mặt cần sơn có màu sắc quá đậm hoặc bề mặt tường có nhiều hoa văn, tông màu có độ che phủ thấp, phải sơn 1 lớp sơn lót thích hợp trước, sau đó sử dụng sơn phủ chất lượng cao, có độ che phủ và độ dàn phẳng tốt.
– Sử dụng đúng dụng cụ thi công và có chất lượng tốt.
– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7. Hiện tượng sơn có khả năng dàn phẳng kém?


Hiện tượng:
Là hiện tượng màng sơn không được bằng phẳng, có nhiều vết cọ hoặc con lăn không mong muốn
khi màng sơn khô.
Nguyên nhân gây ra:
– Sử dụng sơn chất lượng kém,
– Sơn tiếp lớp thứ 2 bằng cọ hoặc con lăn khi mà lớp thứ nhất chưa khô hoàn toàn.
– Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.
Biện pháp xử lý:
– Dùng sơn chất lượng cao, có độ dàn phẳng tốt.
– Sử dụng cọ hoặc con lăn có chất lượng tốt, thích hợp cho từng loại sơn.
– Thi công đúng phương pháp.
– Pha lõang theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.

8. Hiện tượng bề mạt sơn có bọt ( Foaming)  là gì?


Hiện tượng:
– Bọt là hiện tượng có những bong bóng xuất hiện trên màng sơn trong và sau khi thi công.
Nguyên nhân gây ra:
– Lắc lon sơn không chứa đúng thể tích sơn qui định.
– Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc sơn quá hạn sử dụng.
– Sử dụng con lăn không đúng mục đích .
– Thi công không đúng phương pháp.
– Thi công sơn bóng hoặc bán bóng trên bề mặt có cấu trúc xốp.
Biện pháp khắc phục:
– Lắc sơn đúng thể tích và đúng phương pháp.
– Sử dụng sơn có chất lượng tốt và trong thời hạn sử dụng.
– Sử dụng con lăn đúng loại và đúng mục đích.
– Thi công đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đúng yêu cầu.
– Đối với tường có cấu trúc xốp, nếu muốn sử dụng sơn bóng hoặc bán bóng trước tiên, phải thi công 1 lớp sơn lót thích hợp.
– Đối với bề mặt sơn bị bọt, phải xả nhám cho hết bọt trước khi sơn lại.

9. Hiện tượng màng sơn có vết con lăn là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng vết con lăn?


Hiện tượng:
– Là hiện tượng có những hoa văn không mong muốn trên bề mặt màng sơn sinh ra do con lăn.
Nguyên nhân gây ra vết con lăn:
– Sử dụng con lăn không đúng mục đích, hoặc sử dụng con lăn kém chất lượng.
– Sử dụng sơn kém chất lượng.
– Lăn sơn không đúng kỹ thuật.
– Sơn quá lỏng hoặc quá đặc.
– Con lăn bi khô trong quá trình thi công.
Biện pháp xử lý:
– Sử dụng con lăn thích hợp, có chất lượng tốt.
– Thi công đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đúng yêu cầu.
– Tránh để con lăn đã dính sơn lên bề mặt cần lăn sơn quá lâu.
– Pha lõang theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.

10. Hiện tượng muối hóa là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng muối hóa?


Hiện tượng muối hóa:
– Là hiện tượng trên bề mặt tường xuất hiện 1 lớp muối bám trên bề mặt màng sơn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng muối hóa:
– Xử lý bề mặt không tốt, chưa loại bỏ hết lớp muối cũ bám lên tường.
– Tường có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường thoát ra ngoài mang theo muối có trong hồ vữa, bê tông.
Biện pháp xử lý:
– Nếu hiện tượng muối hóa sinh ra do hơi ẩm từ trong tường thoát ra, phải xử lý triệt để nguồn ẩm như: các vết nứt,
sự rò rỉ nước từ mái, máng xối,…
– Nếu hiện tượng muối hóa sinh ra do hơi ẩm từ bên trong nhà, nên xem xét lắp đặt thêm lỗ thông gió
hay quạt hút, đặc biệt là ở khu vực nhà bếp, nhà tắm.
– Làm sạch lớp muối bằng cách dùng bàn chải kim loại (sau đó rửa lại bằng nước), nước áp lực.
– Để tường khô, đảm bảo độ ẩm đạt yêu cầu thi công.
– Sơn lại 1 lớp sơn lót gốc dầu hoặc sơn lót thích hợp.
– Sau đó sơn hai lớp sơn hoàn thiện bằng sơn ngoại thất chất lượng cao.

11. Hiện tượng nấm mốc là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm mốc?

Hiện tượng:   Nấm mốc thường gặp ở 2 dạng : nấm mốc và rêu tảo.
   Nấm mốc: thường có dấu hiệu là các vết ố màu đen, màu xám hoặc nâu đỏ, trông giống như vết bụi nhưng rất khó lau sạch khi bám lên màng sơn.
    ⇒Rêu tảo: thường có màu xanh, đôi khi có màu hồng. Chỉ thấy ở nhưng khi vực ẩm ướt và có ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm mốc:
– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
– Màng sơn thường có độ ẩm cao, trong thời gian dài, có nhiều vi sinh vật.
– Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng.
– Dùng sơn không có chất diệt nấm mốc cho màng sơn hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả kém.
Biện pháp xử lý:
– Cạo sạch bề mặt tường, rửa sạch lại bằng nước áp lực cao.
– Sử dụng hóa chất tẩy rửa diệt nấm mốc để xử lý lớp rêu tảo, nấm mốc trên bề mặt tường.
– Sơn lại bằng các loại sơn có khả năng diệt nấm mốc, vi sinh vật cao.

12. Hiện tượng bay là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng bay màu?

Hiện tượng phấn hóa:
– Là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt
khác nhau.
– Bay màu cũng có thể là kết quả của hiện tượng phấn hóa.
– Bay màu thường gặp ở vách tường bị nắng chiếu trực tiếp (hướng tây).

Nguyên nhân gây ra hiện tượng phấn hóa:
– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
– Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.
– Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.
– Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu
vàng tươi.

Biện pháp khắc phục:
– Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp #3
– Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng.
– Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.
– Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngọai thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngọai thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngọai thất.

13. Hiện tượng phấn hóa là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng phấn hóa?

Hiện tượng phấn hóa:
– Là hiện tượng màng sơn có 1 lớp phấn mỏng trên bề mặt, khi dùng tay chà lên bề mặt tường có thể
phát hiện ra được.
– Hiện tượng phấn hóa cũng có thể gây ra hiện tượng phai màu.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng phấn hóa:
– Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu
– Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.
– Dùng sơn trong nhà (nội thất) sử dụng cho ngoài trời.
– Màng sơn phá hủy trong thời gian dài dưới điều kiện thời tiết.
Biện pháp khắc phục:
– Trước hết, dùng bàn chà cứng loại bỏ phấn càng nhiều càng tốt, sau đó vệ sinh lại toàn bộ bề mặt. Dùng
tay kiểm tra xem còn chỗ nào bị phấn không.
– Nếu bề mặt vẫn còn phấn thì sơn 1 lớp sơn lót gốc dầu ( hoặc 1 lớp sơn lót thích hợp cho bề mặt hồ vữa).
Sau đó sơn hai lớp sơn phủ có chất lượng.
– Nếu bề mặt không còn phấn hoặc còn rất ít phấn thì có thể không cần sơn 1 lớp sơn lót.

14. Hiện tượng kiềm hóa? Nguyên nhân gây ra hiện tượng kiềm hóa?

Hiện tượng kiềm hóa:
– là hiện tượng sơn bị biến màu và hư hỏng một phần hay toàn bộ bề mặt. Có thể quan sát thấy các vệt
màu trắng hoặc vàng loang lổ thành từng mảng trên tường.
– Trong trường hợp nghiêm trọng, màng sơn có thể bị bong tróc ra khỏi bề mặt tường.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng kiềm hóa:
– Sơn được thi công trên bề mặt hồ vữa mới, chưa khô hoàn toàn.
-Tường có độ ẩm cao do các vết nứt hay bị ngấm.
– Không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm chuyên dụng hay sử dụng sơn lót chống kiềm chất lượng kém.

Chú ý:
– Nếu tường để khô sau 30 ngày, chất kiềm có cơ hội phản ứng với CO2 trong không khí làm giảm đáng kể
độ kiềm trên bề mặt tường.

Biện pháp xử lý hiện tượng kiềm hóa:   Để bề mặt hồ vữa khô ít nhất 30 ngày trước khi sơn, để đảm bảo hồ vữa được đóng rắn hoàn toàn.
   +Đối với bề mặt hồ vữa chưa khô
– Cạo bỏ phần sơn bị kiềm hóa.
– Để bề mặt hồ vữa khô đạt yêu cầu thi công.
– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa
100% acrylic.
  +Đối với tường nứt hay ngấm ẩm
– Xử lý triệt để các vết nứt hay các nguồn ẩm.
– Để bề mặt tường khô đạt yêu cầu thi công.
– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa
100% acrylic.

15. Hiện tượng bong tróc, phồng rộp là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng bong tróc, phồng rộp?

Hiện tượng bong tróc, phồng rộp:
– Là hiện tượng sơn bị phồng lên thành từng mảng lớn, nhỏ và có thể bong tróc dễ dàng ra khỏi bề mặt bên dưới.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bong tróc, phồng rộp:
– Làm sạch bề mặt không đạt yêu cầu.
– Xử lý tường cũ không hợp lý.
– Sử dụng bột trét chất lượng kém.
– Thi công sơn trong điều kiện bề tường có độ ẩm cao.
– Thi công sơn không đúng hệ thống.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa bong tróc, phồng rộp:
– Xả bỏ phần sơn bị bong tróc, phồng rộp. Nếu bột trét có độ bám dính kém, xả bỏ toàn bộ lớp bột trét.
– Làm sạch bề mặt thật sạch, đảm bảo bề mặt cần sơn không còn bụi bẩn hay các tạp chất khác làm giảm
độ bám dính của màng sơn.
– Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường, đảm bảo độ ẩm đáp ứng yêu cầu thi công.
– Thi công sơn theo hệ thống đề nghị. Chú ý tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công.
– Nếu sự cố không quá nghiêm trọng (sự cố chỉ xảy ra ở 1 vài mảng nhỏ), sau khi làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi
công, có thể sử dụng sơn lót gốc dầu để dậm vá, sau đó sơn lại bằng hai lớp sơn phủ.

Chi tiết liên hệ tư vấn: 024.6674.6262

Website: http://samuraipaint.com.vn/