Samurai.paint cùng bạn tìm hiểu về sơn nước !

Posted by: thuanviet Category: Tin trong ngành Comments: 0 Post Date: 12 Tháng tám, 2020

Samurai.paint cùng bạn tìm hiểu về sơn nước !

NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO KHÁCH HÀNG TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM SƠN SAMURAI ĐANG CUNG CẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY. SAU ĐÂY, SƠN SAMURAIPAINT SẼ TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ LĨNH VỰC SƠN NƯỚC MÀ QUÝ KHÁCH HÀNG ĐANG QUAN TÂM NHƯ SAU:

1. Trường hợp nào ta nên dùng sơn nước?

Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với những tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian. Chính vì thế sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:

  • Trang trí.
  • Bảo vệ.
  • Các chức năng khác như chống nóng, chống thấm, chống rỉ…

2. Sơn nước có những thành phần cơ bản nào?

Thành phần cơ bản bao gồm:

  • Chất kết dính (chất tạo màng).
  • Bột màu/bột độn, phụ gia.
  • Dung môi…

Chất kết dính: Là chất kết dính cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn nước đươc xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.

  • Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
  • Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.

Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng.
Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

3. Quy trình sản xuất sơn nước như thế nào?
Để tìm hiểu Quy trình sản xuất sơn nước như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây:

  • PREMIX: Là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều, giúp quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
  • NGHIỀN: Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
  • LETDOWN: Là quá trình pha loãng , hoàn thiện sản phẩm.
  • LỌC: Là quá trình loại bỏ tạp chất.

4. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ ?
Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn).

  • Sự lựa chọn sản phẩm.
  • Quá trình tiến hành sơn.
  • Chất lượng của sản phẩm.

Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ.

5. Tại sao phải xử lý bề mặt?

Xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư…) sẽ càng tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn nước như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại, cũng phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt. Các giai đoạn trong quá trình xử lý bề mặt:

  • Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp gỉ sét, sơn cũ, bụi bẩn, dầu mỡ…
  • Sửa chữa các khiếm khuyết bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặc bằng phẳng..
  • Lau sạch và để khô. 

6. Bột trét tường, bột bả là gì? Tại sao phải dùng bột trét tường?
Bột trét tường hay gọi là bột bả mastic là một loại vật liệu xây dựng có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột trét tường thường đuợc sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:

  • Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện.
  • Tăng độ bám dính kết cấu màng sơn.

Các thành phần cơ bản của bột trét tường gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia

  • Chất kết dính: Gồm 2 loại chất kết dính dạng khoáng (thường là Xi-măng hoặc Gypsum) và chất kết dính polymers.
  • Chất độn: Được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích. Chất độn thường sử dụng là Carbonate calcium…
  • Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần nhưng đóng vai trò rất quan trọng: tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết; Giữ nước cho thời gian ninh kết; Giúp thi công dễ dàng; Tăng thời gian thi công: Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn.

7. Sơ đồ sơn nước là gì ? Tại sao phải sơn theo đúng sơ đồ?

  • Sơ đồ sơn nước là sơ đồ đề hướng dẫn thực hiện việc thi công sơn.
  • Sơ đồ sơn nước cơ bản: Xử lý bề mặt —> Sơn lớp sơn lót —> Sơn 2 lớp sơn phủ.
  • Công việc thi công sơn nước cũng giống như việc xây một ngôi nhà:
TTXây nhàSơn tường
1Đào móngXử lý bề mặt.
2Làm móng, dựng cột.Lơn lót.
3Xây tường, lợp mái.Sơn phủ.


Do đó cần tuân thủ đúng theo sơ đồ sơn nước để tăng tuổi thọ lớp sơn phủ.

8. Tại sao phải dùng sơn lót?
Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có cá tác dụng như sau:

  • Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
  • Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc, hay gỉ sét… Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp phủ

10. Sự lựa chọn sơn phủ và các phương pháp thi công?

  • Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí và bảo vệ, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu của công trình mà ta lựa chọn loại sơn phủ.
  • Các phương pháp thi công sơn phủ: Lăn bằng Rulô /Quét sơn bằng cọ / Phun sơn bằng súng phun/ Trét sơn/ Nhúng sơn. Các lựa chọn phương pháp thi công phụ thuộc vào loại sơn và điều kiện bề mặt.

Share this post